TP.HCM chuẩn bị khởi động nhiều tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố. Khu vực nào, tuyến đường nào sẽ hưởng lợi tăng giá bất động sản nhờ các dự án này?
Theo Quy hoạch Phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2025, toàn thành có 8 tuyến đường sắt đô thị nối các khu trung tâm trọng điểm, 3 tuyến xe điện mặt đất (tramway) hoặc đường sắt 1 ray (monorail). Tuyến metro số 1 và số 2 hiện đang được triển khai.
Dự án chuẩn bị khởi động
Tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (đoạn ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn)
Chiều dài: 8,9km (1,4km đi cao – 7,5km đi ngầm)
Số nhà ga: 9
Nguồn vốn: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Tây Ban Nha
Kinh phí: 1,92 tỷ USD
Tiến độ: Ban Quản lý đang hoàn chỉnh hồ sơ xin chủ trương đầu tư theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định Nhà nước
Tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 2 (đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Tây Ninh)
Chiều dài: 9,1km
Số nhà ga: 9
Nguồn vốn: Uỷ ban Âu tài trợ 6 triệu EUR (hỗ trợ kỹ thuật)
Kinh phí: 1,482 tỷ USD
Tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – Ga Tân Kiên)
Giai đoạn 1 (Bến Thành – Bến xe miền Tây): 9,89km; Số nhà ga: 10; Chi phí: 1,82 tỷ USD
Giai đoạn 2 (Bến xe miền Tây – Ga Tân Kiên): 9,69km; Số nhà ga: 7; Kinh phí: 1 tỷ USD
Tiến độ: đã được JICA cung cấp hỗ trợ kĩ thuật và tư vấn hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi. Hiện nay, Ban Quản lý đã tham mưu cho UBND TPHCM trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất dự án.
Tuyến đường sắt đô thị số 4 (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước)
Chiều dài: 35,75km
Số nhà ga: 32
Kinh phí: 4,57 tỷ USD
Dự án này đang nhận được sự quan tâm đầu tư từ 3 đơn vị là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Công ty GS E&C và Liên doanh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô – Công ty Mosmetrostroy.
Tiến độ: 3 nhà đầu tư trên đang nghiên cứu để đề xuất dự án.
Tuyến đường sắt đô thị số 4b (Công viên Gia Định – Lăng Cha Cả)
Chiều dài: 3,5km
Kinh phí: 0,8 tỷ USD do Ngân hàng KEXIM tài trợ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu tiền khả thi cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 4b giai đoạn 1 (đoạn dài khoảng 1,7km từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Công viên Hoàng Văn Thụ).
Tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới – ngã tư Bảy Hiền)
Chiều dài: 14,5km
Số nhà ga: 13
Kinh phí: 2,105 tỷ USD
Nhà đầu tư: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đang hoàn chỉnh hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi cho dự án; Công ty TNHH Lotte E&C (Hàn Quốc) đang thực hiện nghiên cứu đoạn từ Ga Đại học Y Dược đến Bến xe Cần Giuộc mới của dự án, theo hình thức hợp tác công – tư (PPP). Đây là 2 nhà đầu tư đang chính thức quan tâm đến dự án.
Tuyến đường sắt một ray số 2 (quốc lộ 50 – Khu đô thị Bình Quới)
Chiều dài: 27,2km
Kinh phí: 0,715 tỷ USD
Tiến độ: UBND TPHCM và chính quyền thành phố Busan đã ký Bản ghi nhớ hợp tác thực hiện nghiên cứu tiền khả thi cho dự án bằng vốn viện trợ không hoàn lại của KOICA (tháng 5-2017). Hiện hai bên đang xúc tiến các thủ tục tiếp theo để triển khai nghiên cứu.
Dự án đang kêu gọi đầu tư
Tuyến đường sắt đô thị số 3b (Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước)
Chiều dài: 12,2km
Số nhà ga: 10
Kinh phí: 1,87 tỷ USD
Tuyến đường sắt đô thị số 6 (Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm)
Chiều dài: 6,8km
Số nhà ga: 7
Kinh phí: 1,33 tỷ USD
Tuyến đường sắt một ray số 3 (ngã tư Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh – Ga Tân Chánh Hiệp)
Chiều dài: 10km
Kinh phí: 0,4 tỷ USD
Tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi)
Chiều dài: 28km
Số nhà ga: 22
Kinh phí: 2,714 tỷ USD
Tuyến xe điện mặt đất số 1 (Ba Son – Bến xe miền Tây)
Chiều dài: 12,8km
Số nhà ga: 23
Kinh phí: 0,25 tỷ USD
Cần tìm mua hoặc thuê nhà? Click tại đây để tham khảo gần 300,000 tin rao bất động sản nhà phố, căn hộ, biệt thự khắp Việt Nam!
Cần bán hoặc cho thuê nhà? Click tại đây để được đăng tin rao bán cho thuê nhà phố, căn hộ, đất, biệt thự miễn phí không giới hạn tiếp cận hàng trăm lượt tìm kiếm mỗi ngày!
Nguồn Rever