Thị trường Việt Nam bao gồm bất động sản và các nhà máy sản xuất đang thu hút vốn đầu tư Trung Quốc, bất chấp những mâu thuẫn về chính trị trong lịch sử hai nước.
Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang ra sức thu mua các dự án bất động sản tại Trung tâm Tài chính – Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc Mỹ gia tăng sức ép thuế quan lên Trung Quốc đã đẩy một số doanh nghiệp của quốc gia này sang thị trường Việt Nam – nơi không bị xem là đối thủ thương mại. Sau đó, là chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc mục đích chuyển các khoản tài trợ và viện trợ về cơ sở hạ tầng cho các quốc gia thuộc khu vực Á – Âu.
Các nhà phân tích từ Thành phố Hồ Chí Minh mong đợi rằng các doanh nghiệp Việt Nam một mặt nên thận trọng trong các vấn đề chính trị với Trung Quốc, mặt khác chấp nhận lời đề nghị từ các nhà đầu tư Trung Quốc để củng cố thị phần của mình trong nền kinh tế nội địa.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhìn nhận việc này từ nhiều góc độ” – Theo Ông Trung Nguyên, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh.
“Các doanh nghiệp có thể chào đón dòng tiền đổ vào, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, như một kênh tài chính nhắm vào thị trường và có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực” – Ông nói. “Mặt khác, điều này cũng gây nên tình trạng quá tải, dẫn đến các doanh nghiệp nhỏ bị đào thải khỏi thị trường.
Bình cũ, cơ hội mới
Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên liệu thô cho sản xuất xuất khẩu – đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khoảng 6 đến 7% mỗi năm.
Hiện tại, giới quan chức Trung Quốc muốn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Hành động này nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD nhằm mở ra các kênh thương mại mới trên khắp khu vực Á – Âu.
Mặc dù ít tiếp nhận hơn so với Campuchia và Lào, nhưng Việt Nam đã chấp nhận viện trợ phát triển từ phía Trung Quốc và có hợp đồng xây dựng dự án tuyến đường sắt trên cao đã hoạt động trong năm nay tại Hà Nội.
Các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm cơ sở sản xuất bên ngoài lãnh thổ để có thể vận chuyển hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ mà không phải chịu mức thuế đã tăng trong năm nay do tranh chấp thương mại Sino-U.S.
Các doanh nghiệp Trung Quốc như nhà sản xuất tai nghe không dây GoerTek đã bày tỏ ý định đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam vì khoảng cách gần và giá rẻ, trong bối cảnh chính phủ Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD từ Trung Quốc.
Kể từ năm ngoái, đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản nhà ở cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng từ 2% lên 31%, theo CBRE. Trên lĩnh vực khác, số lượng khách du lịch Trung Quốc đã tăng 49% từ năm 2016 đến 2017.
Theo VietNamNews – “Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc, đồng thời duy trì thái độ đề phòng rủi ro như ô nhiễm môi trường và lao động nhập khẩu từ Trung Quốc”.
Lược dịch nguồn VOA News
Cần tìm mua hoặc thuê nhà? Click tại đây để tham khảo gần 300,000 tin rao bất động sản nhà phố, căn hộ, biệt thự khắp Việt Nam!