Dot Property Vietnam

Những dự án hạ tầng giao thông hứa hẹn thay đổi thị trường BĐS Hồ Chí Minh

Trong 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của người Việt, vị trí địa lý chiếm vai trò quan trọng hàng đầu. Vị trí dự án phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, đường xá thông thoáng có dễ tiếp cận hay không, phương tiện giao thông công cộng hỗ trợ có hay không. Chính vì vậy quy hoạch và các dự án cơ sở hạ tầng thành phố có ảnh hưởng rất lớn đến giá bất động sản khu vực.

Sau đây là một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố đang được chờ đón.

Tuyến Metro thành phố và gần 10 năm sau khi phê duyệt

Có thể nói, dự án Metro là dự án được chờ đợi nhất của thành phố. Dự án được kỳ vọng giải quyết được tình trạng kẹt xe của thành phố.

Bắt đầu được phê duyêt vào năm 2007 với tổng mức kinh phí ban đầu là 1200 tỷ. Sau hơn 10 năm xây dựng, dự án đã xây xong 50%, các cơ sở chính cũng được hoàn thành ở mức tương đối. Dự án có 2 tuyến chính là tuyến Bến Thành – Suối tiên đi qua các quận như quận 1, quận 2, quận 9, Thủ Đức… tuyến Bến Thành – Tham Lương đi qua Thủ Thiêm, Tây Bắc Củ Chi, bến xe Tây Ninh …

Ngay từ những ngày đầu kế hoạch, dự án đã kéo theo cơn nóng sốt nhà đất dọc tuyến đường Metro và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số tuyến ngắn đã hoàn thành 50% nhưng dự án vẫn đang gặp vấn đề về vốn. Theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2020

Dự án bến xe miền Đông

Dự án Bến xe Miền Đông do tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn làm chủ đầu tư. Im hơi lặng tiếng hơn so với dự án Metro, tuy nhiên, đây cũng là một trong những dự án cải thiện cơ sở hạ tầng trọng điểm của Thành phố. Theo đó, bến xe miền Đông mới tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An và phường Long Bình Quận 9. Dự án gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi được chờ đợi là bến xe lớn nhất nước và là bến xe hiện đại của khu vực Đông Nam Á.

Bến xe được dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2019. Cùng với tuyến nhà ga Metro Suối Tiên, bến xe miền Đông là những điểm giao thông trọng điểm của thành phố.

Các dự án kết nối giao thông với các vùng lân cận

Các tuyến đường vành đai cũng nằm trong kế hoạch phát triển hạ tầng. Các tỉnh lân cận Hồ chí Minh gồm Đồng Nai, Long An cũng được đầu tư để kéo bất động sản khu vực phát triển theo. Khu vực Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất nhiều kế hoạch để kết nối giao thông với thành phố Hồ Chi Minh. Một số dự án đã được bàn đến như  cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt hay dự án cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM đang được xúc tiến kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh Đồng Nai, Long An cũng là tỉnh chú trọng vào phát triển cơ sở hạ tầng. Các tuyến đường cao tốc chạy ngang Long An được kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Tỉnh muốn phát triển là khu vực vệ tinh của thành phố nên đầu tư vào cơ sở giao thông được chú trọng, các đoạn được tỉnh và quốc lộ được sửa sang, các tuyến đường cao tốc đi thành phố được phê duyệt và kêu gọi đầu tư. Kế đó, nhờ thừa hưởng các dự án cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Văn Lương… tạo đà cho việc hoàn thiện cơ sở giao thông.

Những kế hoạch này sẽ giúp phát triển kinh tế vùng, vực dậy thị trường bất động sản của các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Tổng hợp

Cần tìm mua hoặc thuê nhà? Click tại đây để tham khảo gần 300,000 tin rao bất động sản nhà phốcăn hộbiệt thự khắp Việt Nam!

Cần bán hoặc cho thuê nhà? Click tại đây để được đăng tin rao bán cho thuê nhà phốcăn hộđấtbiệt thự miễn phí không giới hạn tiếp cận hàng trăm lượt tìm kiếm mỗi ngày!