Đặc khu kinh tế là khu vực kinh tế tự do được áp dụng nhiều chính sách đặc biệt như miễn giảm thuế, linh hoạt lao động, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khuyến khích phát triển. Những khu vực được chọn làm đặc khu kinh tế thường là khu vực gần cảng biển, cảng hàng không…
Khái niệm khu tự do kinh tế lần đầu tiên được manh nha vào năm 1959 tại cảng hàng không Shannon. Mãi đến năm 1980, khái niệm đặc khu kinh tế đầy đủ lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc với đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
Câu chuyện phát triển thần tốc của Thâm Quyến luôn được nhiều người nhắc đến khi đề cập về mô hình SEZ. Bắt đầu từ làng chài nghèo hiện nay nơi đây trở thành bến cảng lớn thuộc top 10 trên thế giới. Toàn thành phố phủ kín bằng cao tốc và tòa nhà hiện đại, người dân từ muôn nơi kéo về đây tìm cơ hội phát triển.
Sự phát triển vượt bậc kèm với lợi nhuận kinh tế đến từ các đặc khu kinh tế khiên các nước trên thế giới “phát cuồng” về SEZ. Trên thế giới hiện có 4,300 SÉZ và còn tiếp tục tăng. Gần đây, Myanmar cũng công bố thành lập đặc khu kinh tế.
Thời gian gần đây, 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc gây xôn xao với những cơn sốt đất chưa có dấu hiệu ngừng. Xáo trộn sau cơn sốt đất tại các đặc khu đã khiến nhà nước phải vào cuộc để hạ nhiệt.
Vậy rốt cuộc tiềm năng của những đặc khu kinh tế này như thế nào khiến mọi người đổ xô vào giữ một chân tại đây?
Nếu Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong trở thành đặc khu kinh tế, những khu vực này được hứa hẹn sẽ là khu vực thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Ở vùng đặc khu kinh tế được sở hữu lợi thế pháp luật linh hoạt hơn các khu vực còn lại của cả nước, sở hữu những khu vực chức năng khác nhau thúc đẩy kinh tế. Những đặc khu này sẽ hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước như miễn thuế trong những năm đầu và giảm thuế suất trong những năm sau. Chính quyền địa phương có thẩm quyền cải cách, áp dụng chính sách hành chính thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong vùng.
Có thể lấy Thâm Quyến, thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ” để dễ hình dung ra tiềm năng phát triển lớn mạnh trong tương lai của những đặc khu kinh tế này. Nếu phát triển thành công, những đặc khu kinh tế trên sẽ là đầu tàu kéo kinh tế cả nước phát triển. Dựa trên những gì đã diễn ra ở các khu vực SEZ trên thế giới, nơi đây sẽ sở hữu nên kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (nhờ chính sách ưu đãi của nhà nước) làm tăng cường chuyển giao công nghệ… Nhờ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho khu vực, tay nghề lao động được nâng cao mở ra nhiều cơ hội phát triển nhân lực. Rất có thể đây trở thành vùng đầu não của khoa học, công nghệ, một thung lũng Sillicon mới, một thương cảng sầm uất hàng đầu thế giới… Và có thể chỉ sau 20 năm bộ mặt toàn bộ khu vực sẽ thay đổi, kỳ vọng sẽ là thành phố của cao ốc nối tiếp cao ốc, cao tốc đan xéo cao tốc. Trước viễn cảnh tươi sáng đó, không khó để lý giải tại sao hàng trăm nhà đầu tư nhảy vào giữ chân miếng đất tại các khu vực đặc khu này.
Tuy nhiên, để có được sự phát triển này còn phụ thuộc vào những chính sách cải cách, luật pháp linh hoạt cũng như mức đầu tư của nhà nước cho khu vực này. . Đồng thời vai trò của bộ máy địa phương hơn lúc nào khác đóng vai trò quan trọng trong việc biến giấc mơ phát triển vượt trội của đặc khu thành sự thật. Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ các đặc khu kinh tế trước, vấn đề phát triển bền vững cần được chú trọng không kém thúc đẩy kinh tế, cần quản lý chặt chẽ nhất là những vấn đề về môi trường.
Cần tìm mua hoặc thuê nhà? Click tại đây để tham khảo gần 300,000 tin rao bất động sản nhà phố, căn hộ, biệt thự khắp Việt Nam!